Page 186 - KHOI NGHIEP
P. 186
Đậu đại học, học và có được tấm bằng đại học
thì coi như “xong nhiệm vụ” với cha mẹ, với bản
thân. Đi đâu, làm gì cũng yên tâm là học xong đại
học, có tấm bằng để “làm vốn”.
Đã qua cái thời: “Cầm vàng còn sợ vàng rơi,
cầm bằng tốt nghiệp đời đời ấm no”. Nguyên nhân
của tư tưởng này là do ảnh hưởng của quan niệm
thời trước. Quan niệm của những bậc tiền bối rất
nặng về bằng cấp, về học vị. Vì xã hội thời xưa chỉ
có con đường học hành, đỗ đạt mới được làm quan,
mới thoát kiếp nghèo. Hơn nữa, vấn đề sĩ diện, vấn
đề “rạng danh tổ tông”, vấn đề được “nở mặt, nở
mày” đã từ lâu trở thành điều cực kỳ quan trọng và
ăn sâu vào tâm thức của mọi người. Chính vì thế
nên cha mẹ lúc nào cũng luôn khuyên răn, nhắc nhở,
mong mỏi con cháu của mình đạt được điểm cao,
có bằng cấp. Và chính vì lẽ đó mà vấn đề thành tích
trở thành mặc định là ưu tiên hàng đầu đối với các
bạn trẻ. Đó là lý do tại sao ở nước ta có quá nhiều
người phải bằng mọi cách bắt con mình học thêm,
học phụ đạo, học tăng cường, họ ép con cái học quá
mức đến nỗi đánh mất tuổi thơ của trẻ, khiến tâm lý
của trẻ bị ảnh hưởng nặng nề, như các phương tiện
thông tin đã nhiều lần cảnh báo.
Tiếp theo đó là phụ huynh bắt con cái phải đậu
đại học bằng mọi giá, nếu con cái họ rẽ qua con
186