Page 234 - KHOI NGHIEP
P. 234

Tiếp theo, bạn bè cùng trang lứa với mình bắt
           đầu đi vào ổn định. Ngày ngày bạn nhận được điện
           thoại, tin nhắn của mọi người đều liên quan đến công

           việc. Thử hỏi ai mà không nóng ruột? Thế là áp lực
           về việc làm càng cấp bách hơn, với bao nhiêu nhiệt
           huyết kiếm tiền nung nấu từ khi chưa tốt nghiệp, biết

           bao kế hoạch trong đầu đang chờ thực hiện.

               Một yếu tố nữa, là áp lực về tài chính. Không lẽ
           ra trường, trưởng thành rồi mà còn xin tiền bố mẹ?
           Ngày trước chưa tốt nghiệp còn có lý do để xin tiền,

           nhưng giờ việc học đã xong và nếu bạn vẫn tiếp tục
           xin tiền thì thật ngại ngùng và không thể làm thế
           mãi được. Điều này cũng áp lực góp phần vào việc

           thôi thúc bạn muốn có việc làm càng nhanh càng tốt.

               Với những áp lực trên sẽ dễ dàng khiến cho các
           bạn trẻ đi vào những con đường bất đắc dĩ sau:

               •  Chấp nhận làm việc trái ngành

               •  Chấp nhận làm việc ở mức lương rất thấp

               •  Tiếp tục trở lại con đường học, học và học…
           vì các bạn ngụy biện hoặc ngộ nhận rằng việc gia

           tăng bằng cấp có thể thay đổi được tình hình éo le
           này. Nhưng các bạn đã nhầm! Dù bạn có học liên
           thông được, có được văn bằng hai (thêm một bằng
           đại học nữa), thậm chí học lên đến bằng thạc sĩ,



                                      234
   229   230   231   232   233   234   235   236   237   238   239