Page 239 - KHOI NGHIEP
P. 239
Ở đây, tôi không phản đối tính cần cù, học hỏi,
chịu khó – vốn là truyền thống tốt đẹp của con người
Việt Nam. Thế nhưng, tôi chỉ muốn nhắc nhở các
bạn rằng phải cân nhắc, tính toán kỹ lưỡng xem
có nên đầu tư thời gian và tiền bạc để học lên cao
không. Nếu học mà không thay đổi, không tốt hơn
thì hãy dừng lại, chọn con đường khác. Thử nhìn
lại một thực tế, năm 2012 tổng những công trình
nghiên cứu cấp quốc tế ở nước ta (có giá trị thực
tế) theo thống kê chỉ bằng một trường đại học ở
Thái Lan. Nước ta tuy thạc sĩ nhiều, tiến sĩ nhiều,
nhưng những công trình có tầm cỡ, luận án nghiên
cứu có “giá trị thật” thì rất ít. Điều này khiến chúng
ta phải suy nghĩ lại việc “học” của mình. Tại sao ở
nước ta vẫn có nhiều tiến sĩ còn rất nghèo? Và bản
thân các bạn, coi chừng sau này, tuy bạn rất cần cù,
học vị rất cao, hễ ai nghe đến học vị, học hàm của
bạn đều rất “nể”, nhưng (coi chừng) thực tế bạn lại
rất nghèo. Vấn đề nằm ở chỗ “tư duy” về việc học
của mình. Mong các bạn thật sáng suốt để “định
vị” liên tục, đừng để mình bị “chết đuối” trong một
biển kiến thức. Chính vì chạy theo kiến thức, chạy
theo bằng cấp khiến cả đời mình vẫn nghèo và vẫn
không ổn định được.
Một số người suy nghĩ rằng, bằng cấp nhiều thì
cơ hội tìm việc dễ hơn, lương sẽ cao hơn. Nhưng
239