Page 275 - KHOI NGHIEP
P. 275

Thứ nhất, đối với thầy cô, đặc biệt là ở các cấp
           phổ thông, đôi khi vì chịu áp lực từ thành tích giảng
           dạy, vì chạy theo tiến độ của nhà trường, của Bộ Giáo

           Dục phân công mà chúng ta đã “bất đắc dĩ” phải lờ
           đi phương pháp giảng dạy rất hay. Với các phương
           pháp đó, trẻ có nhiều khả năng sáng tạo hơn, linh
           hoạt hơn, khoa học hơn. Nhưng khổ nỗi, nếu theo

           những phương pháp đó thì lại ngại học sinh của mình
           không có thành tích tốt, điểm số tốt như lớp khác,
           giáo viên khác. Và đôi khi chính bản thân thầy cô
           sợ “bên trên nhìn xuống” (Ban Giám Hiệu, Trưởng

           khoa...), “người ta nhìn vào” (là những giáo viên
           cùng bộ môn, ngang hàng...) và đánh giá là mình
           “làm nổi”, là “chảnh”, là “cầm đèn chạy trước ô
           tô”...  Do đó, dần dần mọi tâm huyết, sáng kiến bị

           mai một. Và rồi bản thân những giáo viên đó theo
           thời gian cũng bị cuốn vào vòng xoáy cổ điển và
           chấp nhận con đường đi theo cấp trên, đi theo số
           đông để được… an toàn.

               Tuy nhiên, cũng có những thầy cô mạnh mẽ, đấu

           tranh đến cùng vì sự thay đổi tích cực, vì tương lai
           tốt hơn của giới trẻ. Nhưng, liệu những con người
           đó “cầm cự” được bao lâu? Và có bao nhiêu phần
           trăm dám “dấn thân” vào con đường không mấy
           gì dễ dàng và an toàn đó? Và thực tế cho thấy vẫn

           không mấy gì lạc quan. Giới trẻ hiện nay vẫn còn


                                      275
   270   271   272   273   274   275   276   277   278   279   280