Page 277 - KHOI NGHIEP
P. 277
“vượt rào” đi chăng nữa thì liệu em học sinh đó sẽ
được điểm số như thế nào? Bản thân người giáo viên
có được thoải mái ca ngợi sự sáng tạo đó hay sâu
thẳm trong tâm trí của giáo viên mặc định cho học
sinh này một ấn tượng không tốt. Giáo dục ở nước
ta còn mang tính áp đặt rất nặng. Gần đây, trên báo
Tuổi Trẻ, đã có bài viết nói về vấn đề này của Giáo
sư Nguyễn Minh Thuyết. Bài viết phản ánh về cách
chấm bài và pa-rem chấm điểm của môn văn được
áp đặt theo từng ý nhỏ, với thang điểm “chi li” đến
0,25 điểm/ý. Ông đã phản đối việc gò bó ý tưởng
sáng tạo của học sinh và ông còn nhận định: Nếu
bản thân tôi làm bài văn đó, với cách chấm đó, tôi
chưa dám chắc mình có thể đạt được điểm 5 (năm).
Điều đó có ý nghĩa là học sinh nào chịu khó học
vẹt, làm bài một cách máy móc thì đạt điểm cao.
Ngược lại, chuyện gì sẽ đến với học sinh nào dám
cả gan sáng tạo những ý mới vượt ra khỏi đáp án
khuôn chuẩn của nhà trường. Chính vì tình trạng
áp đặt thang điểm quá máy móc như vậy nên trong
những ngày thi tuyển sinh đại học năm 2013, báo
Tuổi Trẻ đã đang tải ngay trang bìa một dòng tít rất
lớn với nội dung “Vẫn chấm điểm những cách giải
mới” nhằm khuyến khích học sinh hãy sáng tạo hơn
trong cách giải bài thi, cũng như nhắc nhở quý thầy
277