Page 276 - KHOI NGHIEP
P. 276
hết sức thụ động, mục tiêu sống, khát khao vươn lên
hình như còn khá khiêm tốn.
Những người làm công tác giáo dục không thể né
tránh được trách nhiệm này! Hãy hình dung những
học trò tốt nghiệp của chúng ta ngày nay vẫn ngoan
ngoãn vâng lời thầy cô kính yêu và đi theo một “lập
trình” có sẵn để trở thành những “cỗ máy học”, được
giám sát và điều khiển bởi những “cỗ máy dạy”
(giáo viên). Đến đây, một lần nữa tôi xin lỗi các bậc
thầy cô đáng kính và tôi cũng không dám “quơ đũa
cả nắm”. Bản thân tôi cũng tin rằng chính các cấp,
ban, ngành, nhiều người lớn (bao gồm quan chức
trong ngành Giáo dục, thầy cô, phụ huynh) đã phần
nào thấy rõ “lỗ hổng” này và các vị cũng đang cố
chấn chỉnh. Tôi hy vọng sẽ sớm có sự đổi mới, để
“vì tương lai của con em chúng ta”.
Thứ hai, tôi xin đề cập đến “sản phẩm đầu ra”
trong quá trình giáo dục, đặc biệt là ở bậc phổ thông.
Trong suốt 12 năm phổ thông, học sinh đã “theo
khuôn”, hiếm có cơ hội sáng tạo. Ví dụ trong môn
Mỹ Thuật (hoặc môn Vẽ), giáo viên ra đề “Vẽ Con
Cá” và nếu trên bảng giáo viên vẽ mẫu chú cá có
ba đuôi thì liệu có bao nhiêu học sinh dám “biến
tấu” theo ý riêng của mình, có bao nhiêu em dám vẽ
khác con cá mẫu của giáo viên trên bảng và dù có
276